Siem Reap – truyền thuyết và huyền thoại

Tôi đã được nghe về Campuchia từ những năm đầu 80, thời kỳ đó đất nước này mới thoát khỏi chính quyền Khơ Me Đỏ, lúc đó đất nước vẫn còn trong thời chiến, tàn dư của quân đội Kho me vẫn hoạt động mạnh trong những khu rừng sâu.
Người kể cho tôi nghe những câu chuyện về Camphuchia là ông ngoại, khi chính quyền mới lên nắm quyền, nhiều chuyên gia Việt Nam sang và làm việc dài hạn để giúp đỡ chính quyền mới trong những bước đầu, tất cả những chuyên gia như vậy đều được gọi là cố vấn và ông ngoại tôi là một người cố vấn cao cấp cho chính quyền mới về lĩnh vực toà án.
Mỗi lần ông về phép giữa các đợt công tác, tôi thường được nghe ông kể về Campuchia, về khu đền Angkor, về cây đường thốt nốt. Tuy vậy với những đứa trẻ như tôi lúc đó, những câu chuyện của ông không hấp dẫn lắm và rồi thời gian làm cho những câu chuyện đó rơi vào quên lãng .
Nhiều năm sau vật duy nhất còn sót lại như là một kỷ niệm của chuyến công tác là 1 bức tượng cô gái Apsara bằng đá ngọc màu xanh – một loái đá quí được khai thác tại nhiều mỏ trên đất nước này. Mỗi khi nhìn thấy bức tượng ấy, trong tôi lại có cảm giác thôi thúc hãy đi và tìm đến nền văn minh cổ đại mà về vị trí tuy không xa thể giới văn minh, nhưng đã từng bị bỏ quên hàng trăm năm…
Và vào những ngày cuối tháng 8 , tôi đã thực hiện được mong muốn đó.

Lịch sử  Campuchia cũng được nhiều nhà sử gia đánh giá là đồ sộ và phong phú, trải dài hàng ngàn năm và để lại nhiều dấu tích khác nhau, nhưng có lẽ thời kỳ được thế giới nhắc đến nhiều nhất và để lại nhiều di sản nhất là thời kỳ cực thịnh của đế chế Angkor kéo dài suốt hàng trăm năm khoảng từ thế kỷ 9 đến 13 sau công nguyên. Bằng chứng còn lại đến ngày nay đã minh chứng rõ ràng cho kỷ nguyên rực rỡ đó. Suốt nhiều đời trị vì của các vị hoàng đế, họ bằng tài năng của mình đã để cho xây dựng nhiều đền thờ mà sau này con cháu ho phải mãi nhớ ơn các vị vua cha đã để lại những di sản vô giá cho không chẳng riêng Campuchia mà cả thế giới
Trung tâm của Campuchia – hồi đó có tên là Chân Lạp nằm tại tỉnh Siem Reap ngay bên cạnh biển hồ Tonglesap, tại đây nhiều triều đại vua đã xây dựng nên các thành quách mà chỉ còn sót lại một phần nhỏ ngày nay. Nhưng trên hết di sản của các vị vua là hàng loạt các đền thờ lớn nhỏ, tổng số các đền thờ lên tới 105 rải rác khắp tỉnh Siemreap rộng lớn.
Có lẽ phải mất cả nhiều tuần lễ, bạn mới có thể đủ thời gian để viếng thăm toàn bộ các ngôi đên, nhưng đối với tôi hay hầu hết những khác du lịch đến đây, thường chọn ra những nơi tiêu biểu nhất đại diện cho sự kỳ diệu của 1 nên văn minh đã từng bị “ngủ quên” này.

Rolous group
Có nhiều cách để thăm và khám phá Ăng kor, mỗi người theo từng cách riêng của mình, cảm nhận ở từng góc độ khác nhau. Chúng tôi chọn cách đi thăm theo tiến trình phát triển của lịch sử quốc gia, qua các bằng chứng là các đền đài và biểu tượng, khi đó chúng tôi cho rằng sẽ thấy được sự phát triển kỳ diệu của một nên văn minh nổi tiếng. Khu vực đầu tiên chúng tôi thăm là Rolous Group

Rolous group là tập hợp những đền thờ , đại diện cho những phần còn sót lại của thủ phủ Hariharalaya – thành phố chính đầu tiên trong thời kỳ đế chế Khmer , kỷ nguyên Ăngkor. Cô đô lúc đó tên là Hari-hara , với ý nghĩa thể hiện sự hiện thân của 2 vị thần trong Hindu giáo là Shiva và Vishnu, mặc dù sự xuất hiện của thành phố này ngay trước khi hình thành nên quốc gia Khome, nhưng vị vua Jayavarrman 2 vẫn giữ nó như là thủ đô chính thức và sau này nó còn tồn tại khoảng 70 năm với 4 đời vua kế tiếp. Những đền thờ được xây dựng tại đây trong thời kỳ này đã đặt những hình mẫu cho các kiến trúc sư cho đền 4 thế kỷ sau này. Vị vua cuối cùng trong giai đoạn này Yasovaman I vào năm 905 sau công nguyên đã chuyển thủ đô từ khu vực này tới khu Bakheng – nằm trong Ăngkor , ngoại trừ có một số gián đoạn ( khoảng 20 năm trong thế kỷ 10) , thủ đô chính sẽ vẫn là Ănkor cho đến tận năm 1422.
Một điểm dễ nhận ra là vật liệu của những ngôi đền thờ chủ yếu là gạch , trỉa qua hơn ngàn năm với biết bao nhiêu biến động của thời tiết , chiến tranh và con người, những ngôi đền đã phần nào bị hư hại và hiện đang được nhiều tổ chức quốc tế đứng ra phục chế. Các đền thờ của Khomer được xây dựng nhằm một mục đích duy nhất là để thờ phụng các đấng thần linh , do vậy khi đi thăm vào sâu trong các ngôi đên thời gian này, bạn có thể thấy được vị trí đặt các tượng thần, năm ở tâng trên cùng của ngọn tháp ( hầu hết các tượng thần đều bị lấy trộm bởi các lực lượng ngoại xâm qua các cuộc chiến. Tuỳ theo từng thời điểm các đền thờ xây sau lại phụng sự thờ tụng những vị thần khác nhau, thường nhà vua sẽ chỉ định khu vực nào thì sẽ xây ngôi đền thờ vị thần nào, do vậy các ngôi đền cũng là biểu tượng sức mạnh của nhà vua. Có 3 ngôi đền dưới đây nằm trong hệ thống Rolous là Bakong, Lolei và Preah Ko

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Đền Bakong , là ngôi đền gây ấn tượng nhất trong nh óm Rolous

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Những toà tháp nứt nẻ với thời gian

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Đền Lolei

Vòng chu vi lớn.
Quay lại một chút về lịch sử Campuchia, cách đây khoang gần 2000 năm có tồn tại một quốc gia rộng lớn mà đất đai của nó bao gôm đồng bằng của 2 con sông Mekong và Tonglesap kéo dài ra đến tận phía biển Thái Lan bây giờ, tên nước là Phù Nam, đó là quốc gia khá hùng mạnh với dân số khoảng 15 tr người (đó là 1 số dân rất lớn vào thời kỳ đó – nguồn từ anh HDV ) Trải qua khoang 5-6 thế kỷ tồn tại , quốc gia này suy tàn khi có 1 bộ tộc từ Chenla đánh xuống và chiếm toàn bộ , từ lúc đó đổi thành Chan Lạp, sau này Chân Lạp tiếp tục bị các quốc gia bên cạnh như Champa và Xiêm liên tục kéo vào các cuộc chiến liên miên kéo dài hàng trăm năm nhưng tên Chan Lap vẫn còn tồn tại cho đên thế kỷ 15.
Trong quá trình gần 10 thế kỷ tồn tại của nhà nước Chan Lạp, có biết bao nhiêu triều đại nhà vua cai trị, mỗi vị vua mới lên lại có những thay đổi nhất định về vị trí đặt thủ phủ, kiến trúc xây dựng thậm chí thay đổi về ảnh hưởng tôn giáo, vùng đất Angkor rộng lớn lại nằm ngay lưu vực sông và cạnh biển hồ , tạo ra rất nhiều địa thế để các vị quân sư và thầy tu chọn làm các đền thờ . Ngay từ thời lịch sử trước Chan Lap, các vị vua và thầy tu, pháp sư đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của tôn giáo Ân Độ – ở đây là Hindu, do vậy các kiến trúc của hàng loạt các đền thờ , tượng đài đều mang phong cách Hindu giáo rồi dần dần các công trình được người Khomer tiếp thu , điều chỉnh mang hơi hướng và bản sắc của riêng họ. Từ lúc đó kiến trúc Khmer bắt đầu phát triển rực rỡ với các vị vua đầy quyền lực, không tiếc sức của và sức người với tham vọng lớn, xây cho mình những đền thờ rộng lớn thờ phụng các vị thần và sau này cũng chính là hầm mộ , nơi an táng họ sau khi chết.
Chúng tôi tiếp tục cuộc tìm hiểu Angkor với hành trình viếng thăm 1 vòng các ngôi đền tiêu biểu nằm trong Vòng chu Vi lớn bao bọc khu vực Ăngkor , có 5 ngôi đền Preah Khan, Neak Pean, Ta Som, Pre Rup và East Mebon.

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Đền Neak Pean

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Đền Preah Khan: Còn gọi là: Kiếm Thánh

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Linh vật

Tiếp tục câu chuyện về truyền thuyết là lịch sử . Quốc gia Chân lạp là một nhà nước phân quyền. Nhà nước Trung ương chịu nhận sự thần phục của từng vùng đất, từng lãnh địa riêng. Sự thần phục này dựa trên sự thần phục thần thánh. Vua của toàn bộ đế quốc là đại diện cho thần linh cai quản hạ giới. Chính vì thế mà vai trò của kinh đô rất quan trọng. Đây không những là nơi tập trung chính quyền trung ương, mà còn là “đất thánh”, nơi trú ngụ của thần linh, là người bảo đảm cho an ninh, hoà bình của cả đế quốc. Cũng từ quan niệm đó, mà việc đầu tiên người ta xây dựng kinh đô, là việc chọn địa điểm xây đền thờ. Đây cũng là những công trình duy nhất được xây bằng gạch đá. Nhà dân hoà n toà n được xây bằng tre nứa. Vị vua đầu tiên đưa kinh đô Chân lạp đến vùng Siêm riệp (nơi xây thà nh Ăng co sau nà y) là vua Jayavarman II (802-850), kinh đô đầu tiên ở vùng nà y là Haribaralaya, nằm gần về phía biển Hồ hơn. Ở đây Yacovarman đã lên ngôi, trước khi rời bỏ nó xây kinh đô mới là Ăng co. Yacovarman được giáo dục theo Bà la Môn giáo , theo triết học của Cankaracharya, một triết gia nổi tiếng của Ấn độ. Bà la môn giáo của ông nà y theo lễ Civaisme: Lấy việc thờ thần Civa làm chủ. (Trong Bà la môn giáo có tam toà là Brahma : Bản thể của vũ trụ, Visnu: tượng trưng cho sự bảo tồn của vũ trụ, và Civa: tượng trưng cho sự huỷ hoại của vũ trụ. Thường thường thần Civa được dùng thay cho thần chiến tranh). Đối với người theo Civaisme nói riêng và theo văn hoá Ấn độ nói chung, vũ trụ quay xung quanh một trục thẳng đứng, được gọi là Núi Mê ru (Meru), đây là nơi cư ngụ của thần linh. Bản thân thần Civa cũng lập vương phủ của mình trên một ngọn núi có tên là Ka lắc (Kailasa). Như vậy khi đi tìm đất lập kinh đô, người Chân lạp rất chú ý những địa điểm có núi nằm giữa đồng bằng, tượng trưng cho trục vũ trụ, trên đó họ xây đền là m nơi thờ thần Civa. Kinh đô có thể được coi là “cái rốn” của vũ trụ, vừa là hà nh cung của nhà vua, vừa là kinh đô của đất nước, vừa là nơi ở của thần linh. Trong tư duy theo văn hoá Ấn độ, ba điều này không tách rời nhau

Khu Angkor
Ăng co là tên viết tắt của Yacodravapura, nghĩa là thành phố của vua Yacovarman I, một vị vua nổi tiếng của đế quốc Chân lạp lên ngôi năm 889. Vị vua này đã thống nhất được Phù Nam, là phần hạ lưu sông Mê công, và Chen la, tức là phần bắc Cam pu chia và Hạ Lào ngày nay vào Chân lạp. Sự thống nhất này là bằng quyền thừa kế. Yacovarman thừa hưởng từ mẹ Indradevi hai vùng đất này, và nối nghiệp bố là vua Indravarman.
Người đời sau nay có lẽ phải nhớ ơn tới ông Ngô Đạt Quan – ông quan triều đình bên Trung Quốc lúc bấy giờ là nhà Nguyên ( tương đương nhà Trần của Việt Nam ), thời điểm đó là lúc Chân Lạp hùng mạnh có giao thương với các nước trong khu vực, khi đó Nhà Nguyên cử ông Ngô sang như là một cử chỉ bày tỏ băng giao thân thiện về quan hệ giữa 2 quốc gia , trong suốt thời gian ông Ngô lại đại sứ, ông đã ghi chép toàn bộ những điều mắt thấy tai nghe vào một tài liệu có tên là Chân Lạp Phong Thổ Ký (CLPTK) và lưu lại tại Trung Quốc cho đến khi được một nhà sử học người Pháp khám phá ra khi cố găng tim hiểu khu vực Đông Dưong trong giai đoạn Pháp đo hộ khu vực này.

Angkor Wat là công trình quan trong nhất trong quần thể Angkor, nó được coi như là một kiệt tác không chỉ về kiến trúc rực rỡ mà nó còn nổi tiếng về công sức, khối lượng và thời gian xây dựng. Công trinh xây dựng theo kiểu Kim Tự Tháp 3 tầng, với 5 toà tháp kiểu đài sen cao 65m tính từ mặt đất. Angkor được bao bọc bởi hào rộng và một bức tường với chiều chu vi 1300m x 1500m. Ngôi đền bản thân nó đã có diện tích 1000m vuông với 3 cấp độ và trên cùng là 1 toà tháp trung tâm. Các bức tường của ngôi đền được bao phủ với muôn vàn hoa văn , các hoạ tiết và trạm khắc nhiều cảnh tượng và hình ảnh xã hội Angkor thời điểm đó
Ngôi đền được xây dựng trong ròng rã gần 40 năm từ 1113 đến 1150 , với khoảng 1 triệu người tham gia xây dựng, số người dân thiệt mạng khi công trình này hoàn thành cũng khoảng 500.000, hàng triệu tấn đá được đục và mang đến từ những ngọn núi cách khu vực xây dựng khoảng 70 km, cho đến bây giờ, có rát nhiều giả thuyết về cách vận chuyển những khối đá lớn từ nơi xa đo cũng như cách thức xây dựng đền thờ đang được các sử gia đặt ra và cố gắng tìm lời giải thích chính xác

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Một góc nhìn khác

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Hoa văn trang trí khắp bức tường bao quanh đền từ cảnh sinh hoạt hàng ngày


Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Tới cảnh các đội quân được điều đi tham chiến


Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Toà tháp chính vẫn còn đang được phục chế


Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Angkor Thom có thể gọi là “thành phố đền thờ” ngay bản thân Thom có nghĩa là to lớn, nếu đi xem được hết các di tích trong khu vực này có lẽ mất 1 ngày vì lang thang đi bộ sẽ mất nhiều sức lực, còn muốn đi nhanh thì có thể dùng xe tuk tuk.
Trong quyển” Chân Lạp Phong Thổ Ký” ông Ngô Đạt Quan có mô tả về thành phố mà sau này chúng ta biết đến là Angkor Thom như sau:
“Bức tường quanh thành phố dài lối hai mươi lý, có năm cửa ra vào, mỗi cửa có hai lớp. Vách thành về hướng Đông có hai cửa, ba mặt kia mỗi mặt có một cửa mà thôi. Ngoài vách là một cái hào to, ngoài hào có cầu lớn nối liền các con đường lớn. Mỗi bên cầu có năm mươi bốn tượng Thần bằng đá hình dáng giống các vị “đại tướng đá” rất lớn và dữ tợn. Cả năm cửa đều giống nhau. Bao lơn cầu toàn bằng đá, tạc hình rắn chín đầu. Năm mươi bốn tượng Thần giữ con rắn bằng tay và có vẻ ngăn không cho nó trốn. Trên mỗi cửa thành có năm đầu tượng Phật lớn bằng đá, bốn mặt xây theo bốn hướng, đầu ở giữa có khảm vàng. Hai bên cửa người ta chạm hình voi trên đá.
Vách tường xây toàn bằng đá nguyên khối chồng chất lên nhau, bề cao lối hai trượng . Đá chất rất khít khao, chặt chịa, cỏ dại mọc không được. Không có một lỗ chân mai nào cả. Trên bờ thành người ta trồng cây quáng-lang ở vài nơi. Từng khoảng từng khoảng có nhiều căn phòng bỏ trống. Phía trong vách tường giống như một cái lề xiên xiên rộng hơn mười trượng. Trên mỗi lề có cửa lớn, đêm đóng, ngày mở, có người giữ cửa. Có lịnh cấm không cho chó chạy vào.

Tường thành là một hình vuông thật đều nhau, trên mỗi góc có một ngôi tháp bằng đá. Những tội phạm bị chặt ngón chân không được vào thành. Ngay trung tâm thành phố, có một ngôi tháp bằng vàng (Bayon) xung quanh có hơn hai mươi ngôi tháp bằng đá và hàng trăm căn nhà bằng đá. Ở hướng Đông có một cây cầu bằng vàng; hai tượng sư tử bằng vàng để bên mặt và bên trái đầu cầu; tám tượng Phật bằng vàng để phía dưới những căn nhà đá. Cách ngôi tháp bằng vàng lối một dặm về phía Bắc có một ngôi tháp bằng đồng (Baphuon) (8) cao hơn ngôi tháp vàng, ngắm thật đẹp mắt; dưới chân tháp bằng đồng cũng có hơn mười căn nhà đá….”

Gìơ đây chỉ còn lại một phần của những di sản đó, là những đoạn tường thành, hồ tắm của Vua và các cung nữ, ngoài ra còn nhiều ngôi đền mà trong đó nổi tiếng nhất là đền Bayon.
Bayon là ngôi đền chính được vua Jayavarman VII xây nên, nằm trong bức tưởng thành của thành phố Angkor Thom. Jayavarman VII là một Phật tử, nhưng Bayon lại chứa đừng cả yếu tố Phật Giáo và Hindu giáo. Khởi đầu nó thờ phụng thần linh Siva, và kế hoạch ban đầu chỉ dành để xây nên 2 cấp. Trong suốt quá trình xây dựng, nó đã trở thành đến thờ Phật giáo Mahayana và cấp thứ 3 được xây lên để thờ tượng Phật.
Công trình đầu tiên của Bayon giống với đền Preah (tiến Khmer mang nghĩa là Thần linh), Khan, Ta Prohm và Banteay Kdei, tất cả các đền này đều là đền xây theo hướng nằm ngang. Sau đó hiển hiên là Jayavarman quyết định xây đền thờ kim tự tháp với việc dùng lại những hình thái tượng trưng cho Mount Meru, chỉ ở trong đền thờ Phật. Cấp thứ 3 với tháp khổng lồ và thêm các mặt được trạm trổ thần bí.
Tầng thứ 3 của đền Bayon thật đáng giá. Có 54 ngọn tháp, mỗi ngọn có đầu tháp là 4 mặt của Avalokitesvara (Quan Thế Âm bồ tát – vị bồ tát có lòng trắc ẩn) có thể nhìn du khách từ mọi góc độ. Các bức phù điêu ở Bayon thể hiện một cách sinh động toàn bộ đời sống Cambodia ở tầng thứ 1, và những câu chuyện trong thần thoại Hindu ở tầng thứ 2
Pierre Loti, du khách đến Angkor năm 1908 và là một trong những tác giả đầu tiên viết về đền thờ, đã viết về những ngọn tháp và phù điêu mặt: “Những ngọn tháp, với hình bè thấp và bậc chồng, về hình dáng có thể so sánh với hình chóp đứng khổng lồ. Chúng giống cây trong đá, nẩy chồi trong nắng, rậm rạp sum suê…Và, nhìn từ trên cao, bốn tượng mặt ở mỗi tháp, nhìn ra bốn phía, nhìn ra mọi nơi từ dưới mắt giống nhau và biểu lộ sự pha trộn giữa sự mỉa mai và lòng trắc ẩn, và nụ cười hàm tiếu.Bằng sự lặp lại đầy ám ảnh, chúng nhắc đến sự tồn tại của thần linh Angkor ở mọi nơi”
Những ngọn tháp với trạm chổ mặt không ngừng quyến rũ du khách. Đến thăm quan Đền Bayon tốt nhất là sáng dớm lúc mới bình minh và mặt trời dần dần chiếu sáng các mặt, hoặc thay vào đó, là ánh trăng đêm. Sự biểu hiện trên các mặt đã gây tò mò cho các nhà sử học, kiến trúc sư và du khách cũng như bức hoạ “monalisa” của Leonardo da Vinci đã hấp dẫn và gây khó hiểu cho người xem hàng trăm năm qua. Những đôi mắt nhắm hờ, và nụ cười có thể thân thiện hay chế nhạo phụ thuộc vào cách nhìn của kẻ tham quan và ánh sáng chiếu vào chúng. Khi bạn dạo bước quanh Bayon, bạn sẽ được các mặt này bao phủ. Mọi nơi khi bạn nhìn, chúng cũng nhìn lại bạn.

Có hơn 3600feet phù điêu được trạm trổ trên các bức tường ở Bayon, vẽ những khung cảnh cả hư cấu và hiện thực, từ quá khứ đến hiện tại. Toàn bộ ấn tượng của phù điêu là sự di chuyển của cảnh sắp xếp trong các họa tiết. Nét trạm chổ ở đấy kém yêu kiểu hơn những phù điêu khmer khác, nhưng hình thái thể hiện rất vội vàng này và sự xuất hiện tràn lan đã thêm vào cho nó cảm giác vận động và đầy sinh lực.

Ở tầng đầu tiên,bao phủ lấy các bức tường là toàn cảnh cuộc sống Cambodia, giống như phù điêu mà Chu Đậu Quan đã mô tả bằng lời gần 200 năm trước. Những trận chiến có thật giữa người Chăm và người Khmer được tái hiện chi tiết kinh khủng với những cánh tay bị chặt vứt ngổn ngang . Con người trong tranh đang buôn bán, tán gẫu, nấu ăn và nô đùa. Rất nhiều cảnh cuộc sống người dân thường được khắc trên đá ở Bayon vẫn còn thấy trong xã hội Cambodia ngày nay, chứng minh rằng nông thôn Cambodia đã thay đổi rất ít. Những hoạt động huyên náo của những người lùn và người khổng lồ, kẻ làm xiếc và người thợ đi trên dây cùng với khán giả ngồi ở bậc thềm được mô tả chi tiết, cũng như sân trầu hoàng gia, hay quảng trường hoặc thềm triều đình nơi có thể xem diễn. Asparas, ít được trạm khắc hơn ở Angkor Wat, nhảy múa trên các cột trụ hành lang của khu đền. (Trích Phuot.com)


Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Cổng Nam


Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Đền Bayon nhìn từ ngoài


Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Những gương mặt thần bí
Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Để lại bao truyền thuyết


Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Tháp Phimeanakas, một phần còn lại trong hoàng cung, tháp liên quan đến sự kiện khi đọc CLPTK có mô tả một đoạn như  sau:

“Tôi nghe nói ở trong cung có nhiều nơi lạ lùng lắm, nhưng lịnh cấm vô cùng nghiêm nhặt và tôi không thể nào thấy được.
Ban đêm, nhà Vua ngủ trên chót ngôi tháp bằng vàng ở giữa cung. Tất cả dân chúng tin chắc rằng trong tháp có một vị Thần là con rắn chín đầu, chủ tể cả giang sơn. Mỗi đêm Thần biến thành đàn bà đến ân ái với nhà Vua trước. Các bà vợ Vua cũng không dám vào. Canh hai, nhà Vua ra khỏi phòng, bấy giờ mới có thể ngủ với Hoàng-hậu hoặc các cung phi. Nếu đêm nào vị Thần không xuất hiện đó là ngày chết của nhà Vua đã đến. Nếu nhà Vua vắng mặt trong một đêm, chắc chắn ngài sẽ gặp một tai họa”


Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Bạn đã từng xem “ Bí mật ngôi mộ cổ” vâng, đây chính là Ta Prohm mà nàng Lara Croft đã chọn đẻ quay những cảnh phim hoành tráng


Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Bạn sẽ thấy ngôi đền này nổi tiếng với những rễ cây lớn bao trùm

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Ngày cuối cùng theo kế hoạch chúng tôi đi rời xa thành phố hướng đến một đền thờ đuợc đánh giá là một trong những đền thờ cổ và đẹp nhất trong hệ thống các đền thờ ở Siem Reap. Đó là Banteay Srey.
Nằm cách xa trung tâm Angkor khoảng 38 km với tên gọi được dịch ra tiếng Việt là Trại Nữ – vì đền thờ được xây dựng trên khu vực đống quân của các chiến binh nữ. Qủa thật đền thờ đặc biệt này trông thanh tú và nhỏ bé nhưng lại được xây dựng từ loại đá Sa thạch Hồng, với những nét trạm khắc cực kỳ tinh vi, và kỹ sảo, khác hẳn với nhiều đền thờ khác trong khu vực Angkor,, các nét trạm khắc ở đây không bị thời gian làm hư hại nhiều mặc dù nó được xây dựng xong năm 968 sau Công nguyên

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Đền Banteay Sray


Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Ngôi đền nhỏ nhắn nằm giữa hào nước với những bông súng tím..


Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Được xây dựngt từ những khối đá Sa thạch hồng


Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Còn lưu giữ được nhiều hình khắc và phù điêu


Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Với những hoa văn mềm mại , săc sảo


Kbal Speal – Sông ngàn Linga

Tiếp tục theo con đường hướng lên phía Bắc, chúng tôi đi thêm khoảng 20km nữa tiền sát vào chân núi để đi đến một nơi hoà trộn giữa trời và đất, giữa thiên nhiên và con người, giữa thực và ảo – sông ngàn Linga.
Tương truyền khi vị vua đầu tiên của vương quốc Khmer thành lập và xây dựng quốc gia, ông cũng đã là nơi tìm ra dòng sông mà ông coi là rất đỗi linh thiêng này. Dòng sông bắt nguồn từ trên núi cao chạy qua bao nhiêu giai tầng của rừng già để rồi nhập vào với dòng sông lớn, với tiềm lực về sức mạnh của con người ông dường như đã khắc hoạ nên hàng ngàn bức phù điêu lên những tảng đá dưới lòng sông mô tả về lịch sử Khmer, về tôn giáo Hindu, về linga và yoni biểu tượng của tính ngưỡng phồn thực, của linh khí trời đất.

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Đường chúng tôi đi leo lên khoảng 1500m


Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Dòng nước trông nhỏ bé như chỉ là dòng suối, với những nét khắc trên các phiến đá


Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Chảy ra từ khe núi cao nằm trong rừng sâu
Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Linga to nhất trên dòng suối này ( chắc là linga vua ) to hơn chiếc mâm..


Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Xa xa phía dươi là 1 yoni với cỡ kích tương đương, bên trong có 5 linga nhỏ
Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Xa hơn nữa muôn vàn linga nhỏ hơn xếp hàng thẳng tắp


Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Chúng tôi chẳng đếm được có đúng 1000 cái hay ko..


Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Vì nó xếp dày như vảy cả, trải qua bao tháng năm, và bị bào mòn dưới các lớp nước…

Kết thúc một ngày thăm quan với một ngôi đền còn rất đẹp và khá nguyên vẹn, nằm cách xa trung tâm Ăngkor và xây với phong cách giống hệt Ăngkor Wat, có thể gọi là Ăngkor Wat thu nhỏ, chúng tôi cũng tìm thấy ở ngôi đền này những sự tương đồng

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Sau một ngày dài với nhiều điểm thăm, chúng tôi tìm đến một quán ăn trước khi rời Siem Reap để thưởng thức vài món mà theo như anh hướng dẫn viên của đoàn là điển hình của khu vực này đó là món Amok, một loại cá trên biển hồ nấu với nước cốt dừa rồi nhồi vào trong quả dừa – ăn cùng với cơm trắng .
Nhìn chung đồ ăn tại Siemreap khong thực sự ngon và cũng khá đắt đối với khách du lịch Ta balo như chúng tôi, hàng ngày đi tour không kể ăn sáng, buỏi trưa và tối thường mỗi người phải trả khoảng 4 usd cho 1 đĩa cơm các loại, bia cũng quá đắt khi so với ở nhà một chai bia như ảnh dưới khoảng 2.5 – 3 usd tuỳ nhà hàng

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Đây là món Amok

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
thêm 1 đĩa khoai

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

và cũng không quên tự thưởng cho mình 1 chai bia Ăngkor

Lời kết

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Siem reap vẫn đang trong mùa mưa. Hôm chúng tôi đến vùng đất Angkor đón chúng tôi với một trận mưa giông, máy bay phải làm vài vòng tránh cơn lốc to trước khi hạ cánh, hôm nay khi về chúng tôi phải đi bộ ra đường băng dưới trời lất phất mưa, ấn tượng về hình ảnh của ga hàng không Siemreap vẫn còn đó với những mái cong mềm mại, rất phong cách Angkor.
Chỉ vài phút sau khi cất cánh, nhìn xuống phía dưới biển hồ Tonglesap hiện ra trắng xoá mênh mông. Ở góc khác xa xa màu xanh của  những khoảng rừng  rộng lớn tựa như  những tấm lá chắn điều kỳ diệu của tự nhiên ôm ấp, bao bọc, che chở cho những kho báu đang  tồn tại suốt ngin năm qua và còn thêm nhiều năm tới,kho báuvô giá  đó chính là Siemreap với nhiều huyền thoại và truyền thuyết mãimãi bí ẩn, đó chính là vùng đất thiêng Ăngkor.

2 responses to this post.

  1. Posted by hungminh on 17/09/2009 at 14:58

    Bài này a e nào trước khi đi Angkor đọc thì khỏi cần hướng dẫn luôn..

    Trả lời

  2. Posted by hoabinh on 18/02/2012 at 15:28

    Hay qua, ban con di dau khong . Gioi thieu nua di 🙂

    Trả lời

Bình luận về bài viết này